Pin tích điện là gì ?

Một chiếc điện thoại ngoại hình đẹp, chụp hình tốt, phần cứng mạnh nhưng thời lượng pin tích điện không tốt cũng sẽ không hấp dẫn được người mua hàng. Vậy bạn có thắc mắc pin tích điện của điện thoại điện thoại tạo ra dòng điện điện bằng cách nào? Và nguyên lý hoạt động cơ bản của một viên pin cũng như cấu tạo của nó có phải là điều bạn muốn quan tâm, tới đây tôi muốn cùng các bạn tìm hiểu cơ bản về một viên pin tích điện để chúng ta có cái nhìn tổng quan nhất về Pin tích điện.

Pin tích điện tạo ra dòng điện bằng cách nào ?

Trước tiên ta đã biết được dòng điện là dòng chuyển dời của các hạt mang điện tích đó là electron và “lỗ trống” . Electron có xu hướng “chạy” sang để lấp đầy “lỗ trống” , trong quá trình nó chạy sẽ tạo ra dòng điện.

Trong cuộc sống ta biết được biết dòng điện sinh ra là do các electron chuyển động từ cực âm sang bóng đèn rồi về trở lại cực dương. Bóng đèn sáng lên chứng tỏ có dòng điện qua nó.

Các viên Pin được tạo ra nhằm mục đích tạo ra dòng điện để sử dụng bằng cách chuyển hóa “ hóa năng” thành điện năng, nó hoạt động tương tự như bình Acquy. Khác biệt ở đây chỉ là chất hóa học trong pin và trong bình Acquy.

Trước tiên để hiểu rõ về Pin ta sẽ tìm hiểu đôi chút về bình Acquy.

Bình Acquy hay pin đều phải hoạt động trên cùng một nguyên tác và có 3 thành phần chính.

+ Dung dịch điện phân : Trong Acquy là axit, trong pin là hợp chất dạng Gel ít bị rò rỉ như axit , tùy vào công nghệ pin mà hợp chất đó có phần khác nhau.

+ Anode : Là tên gọi của bản cực đặt trong dung dịch điện phân , nó chính là cực âm trong viên Pin.

+ Cathode : Cũng là tên gọi của bản cực đặt trong dung dịch điện phân, nó là cực dương .

Cấu tạo bình ác quy
Hình 1.1: Cấu tạo cơ bản bình bình Acquy

Trên thực tế để đạt được hiệu suất cao nhất người ta sẽ làm tăng mật độ tiếp xúc giữa Anode (cực âm) và Cathode (cực dương) trong bình Acquy bằng cách lắp nối tiếp các tấm điện cực với nhau.

Nguyên lý hoạt động cơ bản của bình ác quy
Hình 1.2: Nguyên lý hoạt động cơ bản bình Acquy

Nguyên lý để tạo ra dòng điện của Pin Tích Điện

Pin tích điện nói riêng hoặc các thiết bị tạo ra dòng điện bằng hóa năng nói chung hoạt động bằng cách tạo ra electron ở cực âm (anode) và “lỗ trống” ở cực dương (cathode). Electron sẽ chạy qua thiết bị tiêu thụ điện được mắc song song với pin và trở về lỗ trống. Khi các electron lấp gần đầy lỗ trống , lúc đó điện thoại bạn báo “pin yếu”.

Còn khi bạn sạc pin. Quá trình này sẽ tách electron ra khỏi “lỗ trống”, khi electron được tách gần như hoàn toàn ra khỏi “lỗ trống”, lúc đó điện thoại bạn sẽ báo “pin đầy” .

Lịch sử phát triển pin đã trải qua rất nhiều giai đoạn và ngày càng hoàn thiện, Ngày nay pin điện thoại nói riêng hoặc pin tích điện nói chung đã tiên tiến hơn. Hiện nay Chúng ta có rất nhiều loại pin tích điện nhưng chủ yếu các sản phẩm điện thoại thường sử dụng 2 loại chính là: Lithium ion và Lithium Polymer. Tôi và các bạn sẽ tìm hiểu chính về 2 loại pin tích điện này để có cái nhìn khái quát chung về cách hoạt động của pin nói chung

Pin Lithium 

 

Cấu tạo của một viên Pin lithium
Hình 2.1: Cấu tạo của một viên tích điện Pin lithium

Cấu tạo một viên pin Li-ion hình trụ cơ bản gồm: Vỏ ngoài, cực dương, cực âm, màng ngăn cách điện và dung môi.

Cực dương (Positive) còn gọi là Cathod được cấu tạo từ Lithium cacbonat oxide (LiCo2). Có cấu trúc phân tử bao gồm phân tử Oxide coban liên kết với nguyên từ Lithium. Khi có dòng điện chạy qua, nguyên từ Lithium dể dàng tách khỏi câu trúc tạo thành ion dương Lithium, Li+.

Cực âm (Negative) còn được gọi là Anode được cấu tạo từ graphene (than chì) có chức năng lưu giữ các ion Lithium L+ trong tinh thể.

Màng ngăn cách điện (seperator) là mỏng làm bằng nhựa PE hoặc PP nằm giữa cực dương và cực âm, có nhiều lỗ nhỏ có chức năng ngăn cách giữa cực dương và cực âm nhưng vẫn cho các ion Li+ đi qua. Một số pin màng ngăn cách có khả năng khít lại khi nhiệt độ cao, không cho Li+ đi qua.

Dung dịch điện phân: là chất lỏng lấp đầy cực dương, cực âm và màng ngăn, chứa LiPF6 và dung môi hữu cơ, chứa rất ít nước ( thấp hơn 0.001%) vì Lithium tác dụng với nước. Dung dịch có chức năng như vật dẫn các ion Li+ từ . Các lá dài được quấn lại thành nhiều vòng, ép chặt với nhau, ở giữa chúng là dung dịch điện phân như hình. Lớp vỏ bên ngoài thường làm bằng kim loại để nén chặt các lớp vật liệu bên trong. Pin còn được trang bị lỗ thoát khí để tránh để pin nổ khi áp suất bên trong tăng cao.

Pin Lithium ion

Pin tích điện Lithium Ion có nhiều ưu điểm như : Chu kỳ sạc xả lớn, sạc bất cứ lúc nào cũng không ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin .

Pin tích điện Lithium Ion
Hình 2.2: Pin tích điện Lithium Ion

Bên cạnh đó nó vẫn tồn tại một số nhược điểm như: Pin lithium ion bị suy giảm chất lượng theo thời gian, dù cho bạn có xài hay không. Pin lithium – ion phải được bọc trong lớp vỏ bằng kim loại , và dung môi điện phân dễ cháy nổ nếu pin bị va đập , biến dạng.

Hơn nữa, cuộc sống ngày càng phát triển mang đến nhiều điều sáng tạo, trong đó có các thiết bị đeo được như Smartwatch hay Smartphone cong, đòi hỏi viên pin phải cong theo thiết bị để tăng tính thẩm mỹ , thời trang. Pin Lithium ion không đáp ứng được điều đó.

Vì những nhược điểm trên, ngày nay các nhà sản xuất đang chuyển sang sử dụng một loại pin tốt hơn, khắc phục những nhược điểm và duy trì những ưu điểm của pin Lithium ion.

Pin Lithium Polymer

Pin tích điện Lithium Polymer cũng có cấu tạo tương tự như pin tích điện Lithium ion , nhưng dung dịch điện phân dạng lỏng được thay bằng dung dịch Gel được tổng hợp từ hợp chất Polymer. Vì thế vỏ bọc bên ngoài pin không cần phải làm bằng kim loại.

◊ Pin tích điện Lithium polymer có trọng lượng nhỏ hơn, mỏng hơn so với pin tích điện Lithium ion ,trong khi đó pin Polymer có thể làm theo hình dạng cong mà không ảnh hưởng đến dung lượng, độ an toàn.

Pin tích điện Lithium Polymer
Hình 2.3: Pin tích điện Lithium Polymer

Tuy nhiên pin tích điện Lithium polymer cũng có một số nhược điểm : Dù rất ít khi bị cháy nổ, kể cả khi pin bị xuyên thủng nhưng nếu vì lý do gì đó mà nó bị cháy thì cháy sẽ rất lớn. Nhược điểm thứ hai nếu người dùng có thói quen dùng gần hết pin mới sạc sẽ làm đến tuổi thọ của pin Lithium polymer bị giảm sút đáng kể. Loại pin này được nhà sản xuất khuyến cáo người tiêu dùng sạc khi còn trên 20% dung lượng.

Bài viết trên đây trình bày được một phần nhỏ các kiến thức cơ bản về Pin tích điện mà chúng ta thường xuyên sử dụng trong điện thoại, mong rằng nó hữu ích với tất cả các bạn trong quá trình sử dụng điện thoại  trong thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ ngày nay.