Treo đèn lên trần thạch cao

Hiện nay, đa số mọi gia đình đều sử dụng thạch cao làm trần cho ngôi nhà của mình bởi những ưu điểm tuyệt vời của thạch cao khi phụ trợ cho gia chủ trong việc trang trí nhà. Các loại đèn chùm, đèn thả, đèn ốp trần… là những thứ không thể thiếu đối với nội thất. Vậy, cách treo đèn lên trần thạch cao như thế nào ? cho hợp lý.

Tìm hiểu về trần thạch cao

Trong kiến trúc xây dựng, để làm nên 1 ngôi nhà chúng ta có nhiều nơi có thể tùy biến từ cột nhà, vách tường, nền cho đến trần nhà. Nhưng trong cuộc sống thứ chúng ta thường chú ý nhất là nền nhà và trần nhà. Với nền nhà, ta có thế lát gạch, lát gỗ hay thậm chí lót thảm. Còn trần nhà, ta cũng có nhiều lựa chọn như trần bê tông, trần ván ép, trần nhựa, trần gỗ…Mỗi trần có ưu và nhược điểm khách nhau nhưng để làm làm căn phòng trở nên đẹp, sạch, dễ thiết kế hay hoành tráng nhất thì các kiến trúc sư luôn lựa chọn thạch cao để làm trần.

Với những điểm vượt trội của thạch cao như: trọng lượng nhẹ, bền chắc, không hại môi trường, dễ uốn cong, có thể trang trí mọi kiểu cách, thi công nhanh hơn nhiều vật liệu xây dựng khác và có thể rút ngắn thời gian hoàn thiện để công trình có hiệu quả kinh tế rất cao.

Cách treo đèn lên trần thạch cao

1. Đầu tiên, phải chọn vị trí treo đèn phù hợp, thường là trung tâm ngôi nhà, đối diện bàn trà, bàn ăn, bàn làm việc,… hoặc những vị trí mà ít người sinh hoạt bên dưới để chẳng may đèn bị rơi, vỡ thì cũng ít nguy hiểm. Đồng thời, vị trí treo này vừa cung cấp ánh sáng chủ đạo cho nơi cần thiết, vừa tạo sự hài hòa cho tổng thể căn phòng.

2. Trước khi treo đèn nhớ rằng phải ngắt nguồn điện, tiếp đó mới kiểm tra đến khối lượng của đèn. Tùy vào từng loại đèn mà có các kích thước khác nhau. Thông thường, đèn chùm là loại đèn có khối lượng nặng nhất trong các loại đèn trần vì chúng đều được làm bằng chất liệu hợp kim, kim loại hay kết hợp cùng với pha lê, do đó mà trọng lượng đèn khá nặng. Bạn nên dùng các dụng cụ chống đỡ để thuận tiện cho việc lắp đặt.

3. Sau khi chọn được vị trí treo đèn lên trần thạch cao và ngắt nguồn điện, bạn cần lưu ý đến các yếu tố kỹ thuật để đảm bảo an toàn:

  • Móc treo đèn phải chắc chắn, được làm từ chất liệu có độ bền cao. Bạn nên gia cố (chôn) móc treo này vào trần bê tông thay vì hệ trần giả để tránh gây sập trần và vỡ đèn.
  • Khung xương của hệ trần thạch cao phải rõ ràng về thông số chịu lực. Và đương nhiên, không thể treo một chiếc đèn có trọng lượng vượt quá chỉ số chịu lực này.
  • Đèn càng nhiều bóng thì hệ thống dây điện càng phức tạp. Phải thiết kế làm sao đó để dây điện có thể tiếp xúc tốt với mọi bóng đèn. Đồng thời, dây điện phải được giấu kín để tránh gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, giấu kín nhưng phải thuận tiện cho việc sửa chữa khi có sự cố.
  • Nguồn điện phải luôn hoạt động ổn định bởi điều đó quyết định đến độ sáng và tuổi thọ sử dụng của đèn.

4. Treo đèn lên trần thạch cao đúng cách:

  • Lắp đặt bản treo: Công dụng của bản treo là kéo toàn bộ chiếc đèn chùm lên, đảm bảo được sự chắc chắn. Vì ánh sáng của đèn có thể làm gỉ kim loại, vậy nên lời khuyên của các chuyên gia là nên chọn loại bản treo có chất liệu cao cấp, không han gỉ theo thời gian.
  • Treo đèn: Cố gắng giữ cho đèn đứng cân bằng, sau đó nâng từ từ lên cao đúng với vị trí lắp đèn. Lưu ý, phần dây nối điện phải dẫn lên trên đỉnh đèn, sau đó rẽ ra nguồn điện.
  • Chốt hạ các vít đèn: Sau khi đã điều chỉnh vị trí của đèn chùm đúng, bạn hãy chốt các ốc vít lại để cố định đèn. Nhằm đảm bảo đèn không bị xê dịch và cố định, tốt nhất nên nhờ người hỗ trợ.
Đèn chùm trần thạch cao

Một số lưu ý để treo đèn lên trần thạch cao sao cho hợp lý nhất

1. Vị trí treo đèn lên trần thạch cao:

  • Nên treo đèn ngay trên vị trí bàn uống nước phòng khách, bàn ăn,… tránh treo trên các đồ nội thất khác và vị trí đứng, ngồi sinh hoạt thường xuyên của mọi người. Một điều các gia chủ nên lưu tâm là nguyên tắc treo đèn: không treo trực tiếp lên hệ trần thạch cao mà phải treo vào nền bê tông để đảm bảo an toàn. Một hệ thống khung trần chắc chắn, thi công đúng kỹ thuật sẽ đảm bảo được hệ trần – đèn bền đẹp dài lâu.
  • Ngoài phòng khách thì đèn chùm còn có thể sử dụng để lắp đặt trong phòng bếp, phòng ngủ, điều quan trọng nhất là những nơi này phải đảm bảo diện tích phù hợp. Về vị trí treo đèn cần phải có sự tương ứng với không gian, đặc biệt là phần trần và sàn nhà.
Đèn gỗ thả trần hình mặt trăng khuyết

2. Kích thước của đèn: kích thước đèn và tỷ lệ hài hoà là nhân tố quan trọng nhất của yếu tố thẩm mỹ. Một chiếc đèn đẹp đến mấy nhưng tỷ lệ không phù hợp thì cũng không thể làm không gian đẹp hơn được. Không gian phồng rộng, trần cao mà đèn nhỏ thì đèn sẽ bị “lọt thỏm”. Ngược lại không gian nhỏ, trần thấp mà đèn lớn sẽ gây ra sự bức bối, khó chịu; chưa kể dễ bị va quệt vào đèn. Để chọn kích thước đèn phù hợp các bạn có thể căn cứ vào công thức sau:

  • Nếu chiều cao trần nhà (H) khoảng 3m: L = 1/5H (L là độ dài của đèn).
  • Nếu chiều cao trần nhà (H) lớn hơn 3m: L = 1/4H (L là độ dài của đèn).
  • Với trần nhà có độ cao dưới 3m không nên dùng các kiểu đèn cổ điển, chỉ nên dùng các kiểu đèn hiện đại, gọn, không dài.
  • Với chiều cao của trần nhà từ 2,6m trở xuống có lẽ không nên dùng đèn chùm, đèn thả mà nên dùng đèn ốp trần.

3. Chọn đèn phù hợp:

  • Một bộ đèn trần đẹp cần phải phù hợp với khuynh hướng chung của căn hộ cũng như nội thất của từng phòng. Phần lớn đèn trần đều mang giá trị thẩm mỹ nhiều hơn nên khi lựa chọn đèn trần người ta thường chọn các bóng đèn có ánh sáng vừa phải.
  • Khi chọn đèn cũng nên cân nhắc với sự tương hợp giữa đèn và thiết kế trần. Kiểu trần cổ điển hay hiện đại, màu sắc của trần, … cần tôn lên vẻ đẹp của đèn, hoặc đèn và trần trở thành một khối hòa hợp.