Liệu có ai bỏ tiền ra mua một thứ mà chưa hiểu gì về nó không? Câu trả lời là có. Nhưng đó là đối với những thứ như đồ chơi, đồ trang sức… Còn đối với các thiết bị điện tử, các đồ dùng hàng ngày thì luôn luôn phải tìm hiểu rõ ràng rồi mới đưa ra lựa chọn. Sau đây, Housetech sẽ hướng dẫn cho các bạn cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời.
Giới thiệu sơ lược về cấu tạo Đèn năng lượng Mặt trời
- Tấm pin mặt trời: Được cấu tạo từ các Cell có vai trò hấp thụ ánh sáng tự nhiên của mặt trời để chuyển hóa thành điện năng cho đèn chiếu sáng.
- Cảm biến ánh sáng: Nhận biết trời tối hay sáng phát tín hiệu bật hay tắt đèn.
- Mạch điều khiển: để điều khiển dòng điện hấp thu vào pin sạc, ngăn dòng điện chạy ngược làm hỏng các Cell của pin mặt trời.
- Pin sạc: để tích điện hấp thu được phục vụ việc chiếu sáng.
- Bóng LED: để phát sáng, có tuổi thọ khoảng từ 50.000 – 100.000h.
Cách sử dụng Đèn năng lượng mặt trời
1. Sạc đèn năng lượng mặt trời đúng cách
– Ban đầu, khi mới mua Đèn năng lượng mặt trời về các bạn nên sạc thiết bị (dưới ánh nắng sáng mặt trời) từ 01 – 02 ngày (tùy theo loại Pin năng lượng mặt trời trên thiết bị của bạn) để công suất sạc của Pin lên tới tối đa.
– Cũng tùy vào loại đèn và loại Pin sạc mà các thiết bị có thời gian sạc và sử dụng khác nhau nhưng phạm vi thời gian sạc và sử dụng phổ biến của các thiết bị đèn năng lượng mặt trời là:
- Phạm vi sạc: từ 06 – 08 giờ.
- Thời gian sử dụng: 08 – 10 giờ.
– Hướng và góc nghiêng đặt thiết bị sao cho sạc Pin một cách tối ưu nhất: Chúng ta đều biết mặt trời mọc hướng Đông và lặn hướng Tây, chính vì vậy cần đặt tấm Pin xuôi về hướng Nam và có góc nghiêng từ 10 – 45 độ (tùy từng nơi) vì hướng Nam là nơi đón nhận ánh sáng mặt trời lớn nhất trong ngày.
– Cách lưu trữ năng lượng của đèn: Đèn có thể để ở ngoài trời quanh năm kể cả dưới thời tiết lạnh. Nhưng nếu bạn sống ở khu vực thường có mưa lớn hoặc là tuyết dày đặc thì đến mùa hè nên cất giữ đèn trong nhà, ở nơi khô ráo trong vài ngày rồi mới sử dụng lại.
2. Vị trí nên lắp đặt đèn
– Hầu hết các đèn năng lượng Mặt trời đều được trang bị bộ phận cảm biến quang có tác dụng tự động bật và tắt đèn vào buổi sáng và buổi tối. Khi lắp đặt đèn năng lượng Mặt trời ở bất cứ vị trí nào, cần đảm bảo rằng không được đặt thiết bị gần nguồn ánh sáng khác vào ban đêm như ánh sáng ngoài hiên nhà hay ánh sáng từ đường phố vì nó sẽ ảnh hưởng tới bộ phận cảm biến quang trên đèn làm giảm độ nhạy của cảm biến quang, thậm chí có thể loại bỏ khả năng kích hoạt tự động của nó.
- Vào ban đêm, khi mức ánh sáng bên ngoài thấp hơn giá trị trong bộ nhớ của cảm biến, đèn năng lượng mặt trời được kích hoạt và bật nguồn cung cấp ánh sáng cho khu vườn nhà bạn.
- Vào ban ngày, đèn sẽ tự động tắt vào lúc bình minh khi cảm biến quang phát hiện mức ánh sáng bên ngoài nhiều hơn giá trị trong bộ nhớ.
– Không nên lắp đặt đèn dưới các vị trí thiếu ánh nắng, nơi có nhiều cây cối, tường, bóng râm,…
3. Vệ sinh thiết bị, tấm pin năng lượng mặt trời
– Hãy làm sạch những bụi bẩn và mảnh vụn trên bề mặt tấm Pin năng lượng Mặt trời bằng khăn khô và nước xà phòng ấm để thiết bị hấp thu ánh sáng mặt trời được đầy đủ, không làm giảm tuổi thọ của Pin.
– Thông thường, Đèn năng lượng mặt trời sẽ bị trục trặc bởi bụi và các mảnh vụn nếu Đèn thiết kế chưa đủ tiêu chuẩn. Thế nhưng, với thiết bị đèn của Housetech, vấn đề đó không còn đáng lo ngại bởi thiết bị đèn của Housetech được thiết kế đạt theo tiêu chuẩn IP quốc tế (Ingress Protection) về việc chống lại các tác động từ ngoại lực như nước, bụi.
4. Một số lưu ý khác khi sử dụng
– Thay Pin sạc năng lượng mặt trời: Để duy trì công suất tối đa cho đèn, các bạn nên thay thế Pin của chúng tùy theo thời tiết xung quanh nơi bạn sống như sau:
- Thời tiết bình thường: 02 năm nên thay 01 lần.
- Thời tiết khắc nghiệt hoặc mùa đông kéo dài: 01 năm nên thay 01 lần.
- Nếu muốn sử dụng Pin sạc lâu dài, ít phải thay thì nên mua loại Pin Lithium-iom có tuổi thọ và độ bền cao với dung lượng lớn.
– Bảo quản Pin sạc khi không sử dụng đèn:
- Nên cất giữ đèn năng lượng mặt trời ở nơi khô ráo nhưng không nên cất giữ đèn trong thời gian dài.
- Nên cất giữ đèn ở nơi nó có thể hấp thụ được ánh sáng mặt trời hay ánh sáng nhân tạo mỗi ngày. Pin điện cần năng lượng từ ánh sáng mặt trời để tích trữ được nguồn điện năng cần thiết về sau.
- Trong thời gian cất giữ kéo dài, nên xả pin hoàn toàn và sạc mỗi tháng một lần. Nếu không, bạn cũng có thể tháo pin ra và lắp pin vào khi sẵn sàng sử dụng.
- Không nên cất giữ đèn bên trong hộp hay phòng tối mà không có bất kỳ nguồn sáng trên tấm pin năng lượng mặt trời. Điều này sẽ làm hỏng pin và giảm khả năng lưu trữ nguồn điện.
– Một số các hư hỏng các bạn có thể tự kiểm tra:
- Bóng đèn LED mờ, không rõ: Thông thường, tuổi thọ của bóng đèn LED khoảng 50.000 – 100.000h sáng. Bạn nên mua bóng đèn có chất lượng tốt ở những nhà cung cấp có uy tín.
- Đèn không sáng: có thể do hỏng cảm biến quang hoặc hỏng mạch điều khiển (02 linh kiện này giá tương đối rẻ).
- Đèn sáng không đủ lâu trong đêm: kiểm tra Pin sạc do sạc chưa đầy hoặc đã bị trai Pin.
Trên đây, Housetech đã hướng dẫn các bạn cách sử dụng Đèn năng lượng mặt trời sao cho hiệu quả và hợp lý nhất.